Tạo ổ đĩa D trên Win 10 – Thực hiện thế nào?

Để thuận tiện cho việc lưu trữ dữ liệu, chia nhỏ ổ đĩa là giải pháp được nhiều người dùng cân nhắc, tiến hành hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo ổ đĩa D trên Win 10 chuẩn bài bản. Dưới đây là các thông tin hỗ trợ cho việc tạo thêm ổ đĩa mới trên máy tính mà bạn có thể tham khảo, áp dụng, giúp tối ưu tính tiện ích khi sử dụng thiết bị. Hãy cùng iCare Center điểm qua nhé!

Chia nhỏ ổ đĩa trên máy tính mang đến tiện ích gì?

Tạo ổ đĩa D trên Win 10 nói riêng hay chia nhỏ, phân vùng ổ đĩa trên máy tính có thể hiểu đơn giản là việc người dùng chia nhỏ ổ đĩa có dung lượng lớn ra nhiều các ổ đĩa nhỏ hơn bên trong.

>> Xem thêm: Cách gộp ổ đĩa trong Win 10 đơn giản



Về cơ bản, việc phân vùng ổ đĩa này sẽ mang đến những ưu điểm như:

  • Thuận tiện cho việc lưu trữ dữ liệu của người dùng, tăng tính chuyên nghiệp trong quá trình quản lý dữ liệu, tạo sự nhanh chóng hơn khi truy xuất các file.
  • Đảm bảo quá trình thực hiện sao lưu được dễ dàng hơn.
  • Cải thiện, nâng cao hiệu quả về tính bảo mật cho các dữ liệu được lưu trữ bên trong.
>> Xem thêm: TOP 3 phần mềm kiểm tra ổ cứng bị BAD đáng lưu ý


Hướng dẫn cách tạo ổ đĩa D trên Win 10

Để tạo ổ đĩa D trên Win 10, người dùng có thể thực hiện các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Tại giao diện chính của màn hình, nhấn chọn tại biểu tượng This PC, nhấn chuột phải >> Chọn Manage.


Bước 2: Tại cửa sổ Computer Management hiện ra, nhấn chọn mục Disk Management, quan sát tại phần giao diện bên phải cửa sổ, click chuột phải tại ổ đĩa mà bạn mong muốn chia nhỏ >> Nhấn chọn Shrink Volume.


Bước 3: Ở cửa sổ nhỏ hiện ra yêu cầu thiết lập các thông số, tại mục Enter the amount of space to shrink in MB, nhập dung lượng mong muốn cho ổ đĩa cần phân tách, chia nhỏ.

Lưu ý, dung lượng lúc này sẽ được tính theo đơn vị MB. Tức, 1024MB sẽ bằng 1GB. Căn cứ vào đó, cần xác nhận dung lượng tương ứng để tối ưu hóa nhu cầu của bạn nhất >> Nhấn Shrink để tiếp tục.


Bước 4: Khi xác nhận dung lượng trên, 1 phân vùng mới được xuất hiện, nhấn chuột phải tại phân vùng này >> Click chọn New Simple Volume. 


Bước 5: Cửa sổ New Simple Volume Wizard hiện ra, chọn Next để tiếp tục quá trình.


Bước 6: Ở cửa sổ chuyển tiếp, tại mục Assign the Following driver letter, chọn tên ổ đĩa.

Ngoài việc tạo ổ đĩa D trên Win 10, bạn có thể chọn tên ổ đĩa là A, B hoặc C,... tùy nhu cầu, chỉ cần ổ đĩa mới tạo này không trùng tên với các ổ đĩa khác đang tồn tại trên máy tính là được >> Nhấn Next.


Bước 7: Tại cửa sổ chuyển tiếp, nhấn chọn Format this volume with the following settings >> Xác định kiểu định dạng ở đĩa tại mục File system và đặt tên tại mục Volume label >> Click chọn tại mục Perform a quick format >> Nhấn Next.


Bước 8: Kiểm tra lại các thông tin trong việc tạo ổ đĩa D trên Win 10 tại mục You selected the following settings >> Cuối cùng nhấn Finish để hoàn tất quá trình này.

>> Xem thêm: Cách chuyển dung lượng từ ổ D sang ổ C Win 10


Với những gợi ý trên đây, người dùng có thể tham khảo và thực hiện tạo ổ đĩa D trên Win 10, giúp tối ưu hóa nhu cầu lưu trữ dữ liệu cho chính bạn. Trong trường hợp mong muốn nâng cấp hệ thống ổ cứng trên máy tính, đảm bảo cho quá trình vận hành, sử dụng máy được ổn định, mượt mà hơn, quý khách hàng có thể liên hệ dịch vụ sửa máy tính tại nhà từ iCare Center ngay hôm nay!

Tra cứu phiếu ×
Liên hệ CSKH nếu bạn chưa có mã khách hàng
Bạn đang muốn sửa chữa? ×
Bạn vui lòng điền thông tin ở dưới
Thông tin dịch vụ
Gửi đặt lịch
hoặc đăng nhập bằng tài khoản iCare.com
×